I. LINH CHI LÀ GÌ?


Linh chi tên khoa học là Ganoderma lusidum, thuộc họ nấm lim – Ganodermataceae. Thường sinh trưởng ở vùng rừng núi ẩm thấp. Bình thường hiếm khi nhìn thấy Linh Chi, nó chỉ mọc tự nhiên trên gỗ mục của cây Mai, cây Bao, cây Lạc, đồng thời trên 100 ngàn cây cổ thụ mới mọc được hơn 2 – 3 cây Linh Chi, cho nên được xếp vào loại cây thuốc quí hiếm. Bào tử (spore) của loài thực vật này có vỏ rất cứng, không dễ nảy mầm. Nghe nói rằng, khi người xưa có ai phát hiện được Linh Chi hoang dã, phải giữ bí mật ngay cả với cha mẹ người thân, quay về làng xóm ăn mừng lớn. Lịch sử làm thuốc của cây Linh Chi hết sức lâu đời, trong quyển dược điển cổ xưa nhất của Trung Quốc “Thần Nông Bản Thảo Kinh” ra đời từ thế kỷ 1 – 2 trước Công Nguyên đã có ghi nhận, Linh Chi được đánh giá là cây thuốc thượng hạng nhất. Cho nên, từ xưa tới nay con người luôn nỗ lực nghiên cứu, mong tìm ra cách nuôi trồng nhân tạo với số lượng lớn. Mãi tới năm 1972, phương pháp nuôi trồng Linh Chi nhân tạo đã chính thức ra đời. Từ đó trở đi, cây thuốc Linh Chi vốn chỉ có bậc vương công quý tộc mới được sữ dụng, nay đã có thể nhân rộng phục vụ rộng rãi cho người dân. Hiện nay, có nhiều nước trên thế giới, đều biết sử dụng các phương pháp hiện đại để nghiên cứu Linh Chi, và đã mang lại nhiều tiến bộ cho ngành y dược học nói chung.

 

II. LINH CHI LÀ CÂY THUỐC THƯỢNG HẠNG TRONG PHƯƠNG THUỐC ÐÔNG Y


Dược điển cổ xưa nhất của Trung Quốc “Thần Nông Bảo Thảo Kinh” đã chia cây thuốc làm 3 loại: thượng hạng, trung bình và thấp đã cho thấy cách nhận xét cơ bản về cây thuốc của y học Trung Quốc. “Cây thuốc thượng hạng” có nghĩa là “Cây thuốc dùng để nuôi dưỡng bảo trì sinh mạng của các bậc vua chúa, tương đương như loài tiên dược, không chất độc, có thể sử dụng lâu dài không gây độc hại. Là loại thuốc dành cho những ai muốn trẻ mãi sống lâu, sức khoẻ dồi dào, tinh thần khoẻ khoắn”. Chứ không như thời nay, chỉ có những loại thuốc điều trị bệnh tật mới được xem là thuốc thượng hạng. Loại thuốc thượng hạng đồng nghĩa với loại thuốc không gây tác dụng phụ, giúp tăng sức lực, kéo dài tuổi thọ, dùng lâu dài để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Mà Linh Chi chính là “vua” của nhiều loại thuốc thượng hạng khác, kế đó mới là cây thuốc Nhân Sâm. “Loại thuốc trung bình” là loại thuốc thuộc nhóm “Thần, Ðịa”, chủ yếu dùng cho dưỡng sinh, giúp phòng chống bệnh tật, bổ sung sức lực, song chúng ta phải làm rõ cây thuốc đó có độc tính hay không, sử dụng đúng đắn, mới gọi là cây thuốc vừa dưỡng sinh vừa trị bệnh. Loại thuốc này bao gồm: Cát Căn, Ma Hoàng, Thược Dược, Nguyên Phác, Lộc Nhung, Tê Giác, Thạch Cao… Còn “Thuốc giá trị thấp” là “tương đương với tác dụng tả sử (hỗ trợ), địa” mục đích trị bệnh là chính, thường mang độc tính, nên tránh sử dụng lâu ngày liên tục. Xưa nay, người ta gọi loại thuốc có tác dụng trị bệnh song chứa độc tính là thuốc giá trị thấp, bao gồm Phụ Tử, Bán Hạ, Ðại Hoàng, Bồ Kết, Hạnh Nhân….

 

III. LINH CHI CÓ THỂ NUÔI TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÂN TẠO


Như phần trên đã trình bày, Linh Chi và Nhân Sâm xưa nay đều được con người đánh giá là cây thuốc thượng hạng, do khó khai thác và tìm kiếm, nên thuộc loại thảo dược quý. Nhưng từ khi được nuôi trồng nhân tạo, dùng nhiều trong khâu nghiên cứu và điều trị đã đem lại nhiều niềm hạnh phúc cho mọi người.
Thông thường cách nuôi trồng nhân tạo là cấy sợi nấm Linh Chi lên gỗ mục của cây Bao hoặc cây Lạc, đặt trong phòng kính cho đến khi trưởng thành. Cách trồng này phổ biến nhất. Gần đây, người ta lấy mạt gỗ cây Mai làm nền để nuôi cấy sợi nấm trong bình thí nghiệm, nhưng làm thế nào để giữ cân bằng cho sự phát triển giữa phần đài và cuống Linh Chi, còn đòi hỏi phải tiếp tục quá trình nghiên cứu.
Linh Chi gồm có Xích Chi, tức Linh Chi màu đỏ, Hắc Chi tức Linh Chi màu đen. Thanh Chi tức Linh Chi màu xanh. Bạch Chi tức Linh Chi màu trắng, Hoàng Chi hoặc Kim Chi tức Linh Chi màu vàng và Tử Chi tức Linh Chi màu tím. Trong đó Xích Chi (Linh Chi đỏ) là loại Linh Chi tốt nhất. “Thần Nông Bản Thảo Kinh” và “Bản Thảo Cương Mục” đều có ghi chú rõ ràng. Ngày nay, Linh Chi nuôi trồng đa số là loại Xích Chi màu đỏ hoặc màu trà.

 

IV. DÙNG LINH CHI ĐỂ PHÒNG NGỪA TRƯỚC KHI CĂN BỆNH BỘC PHÁT


Y học phương đông có từ: “Vị bệnh”, có nghĩa là căn bệnh tiềm ẩn chưa bộc phát. Còn câu “Thượng công (y) khả trị vị bệnh” có nghĩa là phát hiện có căn bệnh tiềm ẩn nhưng chưa bộc phát, nếu biết ngăn ngừa từ đầu, sẽ có tác dụng giúp ngăn chặn được nguồn bệnh bộc phát. Cho nên, “Vị bệnh” (tức chưa bệnh) không có nghĩa là khỏe mạnh, mà là một từ dùng để chỉ những người mang mầm bệnh trong mình nhưng chưa phát sinh. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ bộc phát từng giờ từng phút. Thói quen ăn uống của con người ngày nay, thường thiên về thịt mỡ, cộng thêm sự tràn ngập của những loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến, đông lạnh, sự lạm dụng hóa chất phụ gia như: Lipid peroxid, metaprotien, endotoxin… Ðây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến đa số người lâm vào trạng thái “nửa bệnh”, một khi mắc phải các bệnh mạn tính muốn phục hồi sức khoẻ thật không dễ dàng. Vì vậy muốn có môi trường sống lành mạnh, điều cần thiết trước tiên là ngăn ngừa điều trị ban đầu, ngay từ khi còn giai đoạn “vị bệnh”. Linh Chi là loài thuốc thượng hạng, có hiệu quả hết sức đa dạng, đồng thời giúp phòng chống, khắc phục những căn bệnh mãn tính. Ðặc biệt nếu được dùng trong giai đoạn “vị bệnh”, hiệu quả rất lớn. Nếu như bạn cảm thấy cơ thể có triệu chứng mầm bệnh, hãy nhanh chóng dùng Linh Chi đề phòng bệnh ngay.

 

CÔNG DỤNG ÐIỀU TRỊ CỦA LINH CHI